Y tế

1. Biểu hiện của bệnh:

- Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu xám, hình bầu dục, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng, khiến ta bị đau khi ăn.

- Khi nổi bóng nước bạn có thể sốt nhẹ, đau miệng. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 đến 7 ngày. Một số trường hợp có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.

2. Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay ?

Cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:

- Sốt cao (từ 38,5oC trở lên)

- Ói nhiều

- Giật mình, hốt hoảng

- Run chi

- Yếu liệt tay hoặc chân

3. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;

- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh;

- Không cho trẻ bị bệnh đi học hoặc đến nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

- Xử lý khăn giấy bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

- Luôn lau dọn nhà cửa, trường học sạch sẽ.

• Lời khuyên:

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vô cùng quan trọng.