Tủ sách giáo dục - kỹ năng sống

Di tích phi vật thể Hát ADAY của người Kherme

 

Hát Aday của người Khmer Nam Bộ là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, đặc trưng trong các phum, sóc, gắn liền với ngôi chùa và gia đình. Hát Aday thể hiện khả năng sáng tạo văn hóa, thỏa mãn nhu cầu giải trí của cộng đồng.

 

Ngay từ xưa, hát Aday thường diễn ra tại các lễ hội của người Khmer Nam bộ, như lễ hội Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới), Sen đôn ta (cúng ông bà), lễ hội Ók-om-bok (lễ cúng trăng, đua ghe ngo). Hát Aday tham gia vào các lễ hội chỉ để góp vui, tạo điều kiện cho các đôi trai gái có dịp thi tài, “đấu” đối đáp. Đôi khi, họ cũng bén duyên từ đây. Trong các nghi lễ gia đình, hát Aday cũng nhằm ý nghĩa nêu trên, nhưng bài hát thiên về chúc phúc.

 

Hát Aday là lối hát nói, kỹ thuật đơn giản, không phức tạp, cầu kỳ; chỉ cần nhấn nhá, khi thể hiện trạng thái tình cảm (vui tươi, trêu ghẹo, châm chọc, giận hờn). Người hát - nói, giữ tiết tấu nhanh vừa. Để bắt đầu, dàn nhạc dạo nhạc, đôi trai gái múa chào mời. Người hát cất giọng, dứt câu và múa theo nhạc. Ngưng nhạc, người kia sẽ hát đáp lời và múa theo câu nhạc đệm xen kẽ. Tùy mức độ nội dung bài hát dài hay ngắn, cặp nam nữ sẽ liên tục hát đối đáp cho tới khi kết thúc tiết mục. Dù là lối hát nói giản đơn, tự do nhưng phải tuân thủ, hát đúng âm điệu, cất giọng khi lên xuống, lúc nhỏ to. Lời bài hát, dàn nhạc đệm diễn tấu, làm nền để cặp nam nữ vừa hát vừa múa vờn theo nhau, như trêu ghẹo, giao duyên khiến tiết mục trở nên sinh động, tạo không khí vui tươi, hấp dẫn người xem.

 

Với giá trị tiêu biểu, Hát Aday của người Khmer Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong những năm qua, thực hiện Đề án “Truyền dạy và bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2016 - 2020”, tỉnh đã bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc bằng nhiều hình thức, như: Tổ chức hội thi, hội diễn, mở lớp truyền nghề, nâng chất hệ thống các câu lạc bộ. Việc hát Aday được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ mở ra cơ hội để tỉnh Hậu Giang tiếp tục bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo này.