NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN
1. Tại sao bệnh SXHD lại lây lan, bùng phát tại Hà Nội?
2. Nhận định, dự báo dịch bệnh SXHD trong thời gian sắp tới?
3. Những việc cần làm để phòng chống SXHD tại Hà Nội?
CUNG CẤP THÔNG TIN
1. Bệnh SXHD là gì?
2. Tình hình dịch bệnh SXHD hiện tại như thế nào?
3. Nguy cơ về dịch bệnh SXHD tại Hà Nội?
4. Biện pháp phòng chống dịch bệnh SXHD?
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?
- Sốt xuất huyết dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, do muỗi vằn truyền bệnh.
Bệnh có thể tử vong không?
- Có - Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
LÀM THẾ NÀO? ĐỂ PHÁT HIỆN NGƯỜI NGHI SỐT XUẤT HUYẾT?
BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI NGHI SXHD
• Sốt cao, đột ngột liên tục ≥ 2 ngày
• Đau đầu dữ dội (thường ở vùng trán)
• Đau hốc mắt, đau người, các khớp
• Buồn nôn
• Phát ban
Cách chăm sóc người nghi sốt xuất huyết tại cộng đồng như thế nào?
Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm:
• Có các chấm đỏ trên da
• Chảy máu mũi hoặc chảy máu lợi
• Nôn liên tục hoặc nôn ra máu
• Đi ngoài phân đen
• Ngủ li bì hoặc quấy khóc (trẻ em)
• Đau bụng
• Khát nhiều (khô miệng)
• Da xanh, lạnh và ẩm
• Khó thở
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
- Là bệnh SỐT + XUẤT HUYẾT
- Do MUỖI VẰN đốt truyền bệnh
- Bệnh có thể TỬ VONG
- KHÔNG CÓ THUỐC điều trị đặc hiệu
- CHƯA CÓ VẮC XIN phòng bệnh
- Biện pháp phòng bệnh duy nhất: DIỆT MUỖI và BỌ GẬY của muỗi vằn; TRÁNH MUỖI ĐỐT
- Ngủ màn
- Lưới chắn muỗi
- Mặc áo dài tay
- Bôi thuốc chống muỗi đốt
CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN TRIỂN KHAI - NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI DÂN – HỌC SINH.
1. Không để ổ bọ gậy trong và xung quanh nhà: diệt bọ gậy hàng tuần;
2. Khai báo cho y tế địa phương khi có người nghi mắc sốt xuất huyết;
3. Thực hiện hoạt động chống dịch (mở cửa cho y tế kiểm tra ổ bọ gậy; phun hoá chất diệt muỗi)
NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG HỌC
1. Tổ chức tuyên truyền về SXH và các biện pháp phòng chống (tránh muỗi đốt và diệt bọ gậy): Phim, bài tuyên truyền; buổi sinh hoạt, áp phích ...
2. Thành lập ngay các đội xung kích diệt bọ gậy của lớp, của trường: Thực hiện diệt bọ gậy từng khu vực 07 ngày/1 lần; Kiểm tra GS, thi đua, khen thưởng giữa các đội;
3. Khi có học sinh sốt cao phải nghỉ học, cách li (nằm màn phòng y tế) và thông báo cho Trạm Y tế trên địa bàn;
4. Phối hợp cùng y tế địa phương tổ chức các hoạt động chống dịch SXHD trên địa bàn địa phương;
5. Thực hiện báo cáo theo theo hướng dẫn của y tế địa phương (BC đột xuất khi phát hiện ca bệnh; BC ngày, tuần khi có dịch; BC thường xuyên định kì hàng tháng)