Giới thiệu sách

Nói cho đúng, Người có nhiều tên gọi.Hồ Chí Minh là một trong vô số những tên Người tự đặt cho mình để thoát khỏi sự theo dõi riết róng của cảnh sát nhiều nước.

Người bị truy lùng vì Người chiến đấu cho tự do : tự do của dân tộc mình và tự do của các dân tộc thuộc thế giới thứ ba. Chính người đã làm nên Điện Biên Phủ, chiến thắng mang lại nền độc lập cho nước Việt Nam và đánh hồi chuông nguyện hồn cho chủ nghĩa thực dân thế giới .Người đã theo đuổi cho đến hơi thở cuối cùng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

Không nhân nhượng về nguyên tắc, mềm dẻo và thực tế trong  thực hiện, là nhà thơ tùy hứng, bạn thân của trẻ em và những con người bình thường, Người được nhân dân cả nước tôn sùng và có một uy tín quốc tế thực sự.


Không ngạc nhiên khi tổ chức Liên hiệp quốc về khoa học, giáo dục, văn hóa (UNESCO) đã quyết định tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990 trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh được coi như là :‘ Người anh hùng của công cuộc giải phóng dân tộc và gương mặt văn hóa lớn của Việt Nam’,  người chiến sĩ ‘ đã dành cả cuộc đời mình cho đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội’.


Nhân dịp kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ kính yêu, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản cuốn sách tranh Từ làng Sen với mong muốn đem đến các em ấn tượng rõ nét về thời thơ ấu và tuổi trẻ của Bác Hồ .


Cuốn sách Từ làng Sen có quan hệ khăng khít với Búp sen xanh, cuốn tiểu thuyết đầu tiên lần theo bước đi từ nơi lọt lòng đến nơi Bác quyết định rời tổ quốc ra đi.Từ làng Sen gồm 25 bức tranh mà mỗi bức là một cảm thụ, một thi hứng với một ý tứ, đúc kết nên hình ảnh trọn vẹn. Những hình ảnh đó chính là gia đình, quê hương, trường học và các sự kiện nóng bỏng trên khắp đất nước- những yếu tố tạo nên cốt cách, tâm hồn, tư tưởng và chí hướng tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh.


Sau ba mươi năm (1911- 1941)  người trở về từ Pác Pó lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng  tháng Tám thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược. Người đã căn dặn : ‘… Từng giọt nước nhà thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ  hợp lại thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ nhìn thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc !’.


Tác giả Sơn Tùng  và Lê Lam rất tâm huyết khi phác họa dăm ba ‘ giọt nước nhỏ’ trong Biển - Cả- Bác – Hồ để cùng  các em tưởng nhớ và biết ơn Người.