Giới thiệu sách

Chủ đề: “Bác Hồ kính yêu”

Tên sách tuyên truyền: “Bác Hồ viết di chúc” 
♦ Thời gian giới thiệu: 05/5/2025
♦ Địa điểm giới thiệu:  Phòng thư viện,Website trường 
♦ Đối tượng: Học sinh các lớp 1,2,3,4,5
♦ Người giới thiệu: Nhân viên thư viện
 
 
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2025), thư viện trường Tiểu học Thịnh Quang xin gửi đến bạn đọc cuốn sách “Bác Hồ viết di chúc” của tác giả Vũ Kỳ - người thư ký tận tụy của Bác lúc sinh thời.
 
Nhắc tới Bác là nhắc tới một cuộc đời rất đỗi thanh cao và giản dị. Nay Bác đã đi xa nhưng những gì mà Người để lại cho dân tộc vẫn luôn là vô giá, luôn trường tồn mãi với thời gian. Trong số ấy, có lẽ đáng trân trọng và giữ gìn hơn cả là di chúc của Người, được viết và hoàn thành trong những năm 1965 - 1969. 
 
Cuốn sách “Bác Hồ viết di chúc” do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản  năm 2012. Cuốn sách sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về Bác một con người đã đi vào huyền thoại một nhân cách vĩ đại. Khi đọc cuốn sách này sẽ giúp chúng ta những thế hệ trẻ tự hào hơn về Bác và thêm yêu quý Bác hơn, yêu quê hương đất nước mình hơn để rồi sống sao cho xứng đáng với lời căn dặn của Bác. 
 
Những lời di chúc thiêng liêng cùng những câu chuyện cảm động về Bác trong những năm tháng người viết di chúc sẽ là những bài học quý báu để lại cho chúng ta, giúp ta cảm nhận được tìm cảm sâu sắc Bác để lại cho cháu, con và chúng ta sẽ thấy được tầm nhìn thời đại qua những lời di chúc và những câu chuyện đó.
 
Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ của dân tộc những năm 1965 - 1969 đó là những năm tháng cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc xảy ra vô cùng gay go và ác liệt. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng bác vẫn dành thời gian để ghi lại di chúc cho toàn đảng toàn dân, điều đó thể hiện trách nhiệm cao trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, thể hiện tấm lòng của Bác đối với cuộc sống hôm nay và mai sau của nhân dân.
 
Vậy Bác viết di chúc như thế nào, các bạn hãy đọc cuốn sách để biết được điều đó. Bác ra đi là một mất mát vô cùng to lớn của dân tộc Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
 
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
 
 

Đúng vậy nói đến Bác Hồ trước hết là nói đến lòng nhân ái bao dung của Người, mục đích duy nhất của Bác là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Hồi ký được mở đầu với một buổi sáng trong xanh dịu mát của tháng 5 - 1965. Bác Hồ vừa tròn 75 tuổi. “Chọn đúng vào một ngày tháng năm, nhân dịp sinh nhật của mình, chọn đúng vào lúc 9 giờ, giờ đẹp nhất của một ngày, chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây… để viết về ngày ra đi của mình, sao mà thanh thản ung dung đến thế!”. Ông Vũ Kỳ viết vậy về thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu Tuyệt đối bí mật. Hình ảnh giữa trời đông rét mướt Bác đã cởi chiếc áo len của mình cho một tù binh, trong cuộc sống chưa ai thấy Bác cáu gắt trong những công việc hết sức nghiêm trọng. Các bạn hãy cùng nhau đọc cuốn sách để hiểu về tấm lòng thiêng liêng sâu sắc của Bác. 

 

Mỗi trang sách của cuốn sách đều đưa ta đến với những câu chuyện về Bác. Những câu chuyện về cách làm việc sinh hoạt, cách ứng xử của Bác với mọi người xung quanh khiến ta vô cùng khâm phục và những câu chuyện giản dị đời thường nhưng cũng để lại những bài học sâu sắc cho chúng ta. Mỗi trang hồi ký, mỗi lời di chúc của Bác thật sự là những bài học vô giá mà Bác đã để lại cho toàn đảng toàn dân trước lúc Người đi xa. Đó không chỉ là những bài học về con người, sử dụng con người mà là những bài học về lòng nhân ái, bao dung của một người cha. Đó là một bài học về tầm nhìn chiến lược, chiến thuật, sự lãnh đạo tài tình của một vị lãnh tụ tài tình, tài ba, vậy những câu chuyện đó được thể hiện trong cuốn sách như thế nào? 

 

Cuốn sách đang có trong thư viện của trường, thầy cô và các em học sinh hãy tìm đọc và cảm nhận những tình cảm của Bác dành cho chúng ta. 

 

                                                                                                                                                             Người viết

 

 

                                                                                                                                                  Nguyễn Thị Quỳnh Trang

 

 

 

 

 Tên sách tuyên truyền: “Truyện cổ dân tộc Thái” 
♦ Thời gian giới thiệu: 05/5/2025
♦ Địa điểm giới thiệu:  Phòng thư viện,Website trường 
♦ Đối tượng: Học sinh các lớp 1,2,3,4,5
♦ Người giới thiệu: Nhân viên thư viện
 
 
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

Cũng như các dân tộc anh em khác, dân tộc Thái có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú. Nhân dân Thái rất yêu quý nó. Họ thấy cần có nó như cần khí trời để duy trì sự sống. Hiếm có những người Thái nào mà không thuộc ít nhiều “Tản chụ sống sương” (một thể loại dân ca). 

Riêng về truyện kể dân gian dân tộc Thái cũng là một kho “Tài nguyên” vô cùng phong phú góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn học Việt Nam. Truyện cổ dân tộc Thái rất giàu tính nhân đạo, mang trong nó sự cảm thông sâu sắc với cuộc sống lao động, đề cao và đấu tranh bảo vệ con người lao động. Trong truyện cổ dân tộc Thái xuất hiện những người lao động có sức khỏe phi thường vượt qua mọi khó khăn, chướng ngại đè lên cuộc đời của người lao động. Đó là những con người như  “chàng rắn” một mình phát nương, làm rẫy (chàng rắn) như voi chở gỗ làm nhà, như hổ một mình bắt được hàng trăm con nai (chàng rể sóc)  như u
 
Thến có sức mạnh một lúc vật ngã được hàng trăm đứa trẻ chăn trâu... Cuốn sách “Truyện cổ dân tộc Thái” của tác giả  Lò Văn Sỹ - Đinh Văn Lành - Tòng Ín sưu tầm, biên dịch, giới thiệu được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2018.
 
“Truyện cổ dân tộc Thái” giúp bạn đọc có cái nhìn mới hơn về truyện dân gian bên cạnh những câu chuyện quen thuộc trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam và các nước.
 
Thầy cô và các em hãy tìm đọc cuốn sách trong thư viện của trường mình nhé!
 

 

 

                                                                                                                                                             Người viết

 

 

                                                                                                                                                  Nguyễn Thị Quỳnh Trang