Giới thiệu sách

Chủ đề: Mừng Đảng – Mừng Xuân

Tên sách tuyên truyền: “Việt Nam phong tục” 
♦ Thời gian giới thiệu: 03/2/2025
♦ Địa điểm giới thiệu:  Phòng thư viện,Website trường 
♦ Người giới thiệu: Nhân viên thư viện
 

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!


Việt Nam - nơi hội tụ của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nơi của những phong tục đậm chất Việt Nam. Phong tục Việt Nam bắt nguồn trong gia tộc, làng xã và xã hội nói chung. Mỗi một phong tục lại phản ánh những khía cạnh khác nhau về quan điểm, lối sống nhưng không phải phong tục nào cũng phù hợp với hiện nay, việc của chúng ta là phải biết kế thừa, phát huy những cái hay, cái tốt và xóa bỏ dần dần cái không phù hợp để văn hóa trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về phong tục Việt Nam, thư viện xin giới thiệu cuốn sách  “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính.

 

 

Cuốn sách “Việt Nam phong tục” viết về gần 100 phong tục, tập quán điển hình của người Việt. Sách được chia thành ba thiên (ba chương): Phong tục trong gia tộc, phong tục làng xã và phong tục xã hội nói chung. Ba chương này thể hiện rõ hệ thống những mối quan hệ mà mỗi người xưa nay đều phải trải qua trong vòng đời của mình, từ quan hệ anh chị em huyết thống, họ hàng thân thuộc đến quan hệ hàng xóm láng giềng trong làng ngoài xã, và cao hơn nữa là bổn phận và trách nhiệm của bản thân với quốc gia, dân tộc. Cuốn sách thể hiện những tư tưởng tiến bộ của tác giả, mặc dù ông là một nho sĩ, cử nhân Hán học.

 

Mỗi phong tục, dù được viết ngắn gọn trong vài trang sách nhưng đều là những thông tin thiết yếu, được chắt lọc dưới góc nhìn khách quan và khoa học của một nhà biên khảo hiểu biết sâu rộng. Từ tên gọi, nguồn gốc hình thành cho đến mô tả đặc trưng, cách thức mà phong tục, tập quán đó diễn ra hay sự khác biệt của cùng một phong tục giữa các vùng miền, địa phương… đều được tác giả diễn giải cặn kẽ. Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giả 

 

Do những điều kiện lịch sử mà phong tục tập quán của người Việt ít nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Cũng không ít những cuốn sách chữ Hán viết về phong tục, nghi lễ được lưu truyền trong nước như Văn công Thọ mai gia lễ,… Nhưng sách viết bằng chữ quốc ngữ lại viết về những phong tục, lối sống, tập quán văn hóa đã ăn sâu bám rễ và vẫn đang tồn tại trong đời sống dân tộc như “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính quả là hiếm hoi.

 

Đọc tác phẩm này của Phan Kế Bính, chúng ta không chỉ có cơ hội hiểu thêm về phong tục Việt Nam, mà còn được khơi gợi, nghĩ tiếp, nhìn lại và nghĩ lại về phong tục Việt. Cuốn sách đề cao những điều lành mạnh, tốt đẹp mang cốt cách, bản sắc tiêu biểu cần bảo lưu, giữ gìn và mạnh dạn phê phán những quan niệm bảo thủ, hủ tục kìm hãm sự phát triển của cá nhân, xã hội trên đường đi đến văn minh, hội nhập.

 

Cuốn sách đang có trong thư viện của trường, bạn đọc hãy nhanh chân đến thư viện để đọc và khám phá.

 

                                                                                                                                        Người Viết

 

                                                                                                                           Nguyễn Thị Quỳnh Trang

 

 

Tên sách tuyên truyền: “Chuyện lạ nước Lào” 
♦ Thời gian giới thiệu: 03/2/2025
♦ Địa điểm giới thiệu:  Phòng thư viện,Website trường 
♦ Người giới thiệu: Nhân viên thư viện
 
+
 
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

“Chuyện lạ nước Lào” – cuốn sách về thiên nhiên kỳ thú trên đất nước Lào – tác phẩm đoạt giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ năm (2014) của nhà văn Dương Duy Ngữ. “Chuyện lạ nước Lào” là tuyển tập gồm 9 truyện ngắn của Đại tá, nhà văn Dương Duy Ngữ - một chiến sĩ của Trung đoàn pháo cao xạ Tam Đảo về những năm tháng chiến đấu ở phía tây dãy Trường Sơn, bảo vệ bầu trời và con đường nước bạn Lào trong kháng chiến chống Mỹ. Những câu chuyện xảy ra ở đường số 7, Pa Khe, Noọng Héc, cầu Nậm Mật, cánh đồng Chum, trục đường 12 từ Xiêng Phan đi Lùm Bùm, Ca Tốc quặt lại cua tay áo, hay ngầm Tà Lê ở đường 20 - những địa danh ghi dấu lịch sử một thời.
 
Viết về thời chiến tranh nhưng nhà văn Dương Duy Ngữ lại không nói về sự ác liệt của chiến tranh, mà ông tập trung mô tả vẻ đẹp tinh khôi, nguyên sơ của đất nước Lào tươi đẹp với những con người mến khách, trọng tình…

Chiến tranh, thiên nhiên bị bom đạn tàn phá, hủy diệt, thú rừng cũng di tản hết, các chiến sĩ thèm khát tình cảm sum vầy nên luôn cố gắng tạo cho chiến hào cảm giác của mái ấm gia đình. Nào là chuyện thuần hóa trăn, biến chúng thành hai con trăn hiền như lợn nhà, cùng tham gia nhảy múa mỗi khi đốt lửa hay việc thuần hóa những con chim cu xanh, đến nỗi khi được thả ra, chúng cũng không nỡ xa người, thậm chí còn “dắt thêm cả bầu bạn họ hàng đến ở” cho “vui cửa, vui nhà”.
 
Với lối viết giản dị, giàu cảm xúc, mỗi câu chuyện trong “Chuyện lạ nước Lào” giúp độc giả hiểu hơn về cuộc sống của các chiến sĩ nơi trận địa, về thiên nhiên, con người đất nước Triệu Voi hiền hòa, trọng nghĩa.

Đại tá Nhà văn Dương Duy Ngữ từng chia sẻ: “Trong mỗi tác phẩm của mình, tôi luôn cố gắng xây dựng những gì chân thực và gần gũi nhất. Tôi không viết trực tiếp về chiến tranh mà viết về thiên nhiên thời chiến, với những “chuyện lạ” trong thế giới thiên nhiên độc đáo của nước bạn Lào.”

Đây là cuốn sách hay, bạn đọc hãy đọc và cảm nhận về cuốn sách này nhé!
 
 

                                                                                                                                        Người Viết

 

                                                                                                                           Nguyễn Thị Quỳnh Trang