Chuyên đề 2
1.Những thực phẩm nào chứa độc tố em cần tránh?

A. Khoai tây mọc mầm, sắn, một số loại nấm

B. Cá nóc

C. Cả ý A và B đều đúng

2.Hãy chỉ ra một thực hành SAI dễ gây ra mất Vệ sinh an toàn thực phẩm sau đây?

A. Dùng một thớt để thái chung cả thực phẩm sống và thực phẩm chín.

B. Rửa rau kỹ dưới vòi nước chảy.

C. Thức ăn nấu xong nên ăn ngay

3.Em hãy cho biết các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm?

A. Tiêu chảy, nôn, đau bụng, đau đầu, đau cơ

B. Ngộ độc mạn tính gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại

C. Hai ý trên đều đúng

4.Những nguyên nhân thường gây ô nhiễm thực phẩm là gì?

A. Do sản xuất, vận chuyển thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

B. Do quá trình chế biến, sử dụng và lưu trữ thực phẩm không đúng cách

C. Do một hoặc nhiều nguyên nhân trên phối hợp.

5.Khi bị ngộ độc thực phẩm, ông /bà báo cho ai?

A. Cơ sở y tế gần nhất

B. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

6.Nhãn thực phẩm bao gói sẵn cần có các nội dung nào?

A. Tên thực phẩm

B. Khối l­ượng tịnh

C. Hạn sử dụng

D. H­ướng dẫn bảo quản

E. Địa chỉ sản xuất

F. Cả 5 nội dung trên

7.Thế nào là nguồn nước sạch?

A. Nước không màu, không mùi, không chứa mầm bệnh.

B. Nước trong, không có mùi

C. Nước được chảy ra từ đường ống, từ sông hồ

8.Bảo quản thực phẩm không đúng quy định có thể gây nên những tác hại gì?

A. Ô nhiễm thực phẩm

B. Giảm chất lượng thực phẩm

C. Cả a và b

9.Cần phải làm gì để giữ vệ sinh bát đĩa?

A. Rửa sạch bát, dùng khăn lau khô.

B. Rửa sạch bát rồi luộc trước khi dùng lại.

C. Dùng nhiều nước rửa bát

10.Cần làm gì để bảo vệ thức ăn đã chế biến khỏi côn trùng và các động vật khác?

A. Cất thức ăn lên cao

B. Che đậy thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn

C. Giấu thức ăn vào chỗ kín đáo