Bà Chúa Bèo
Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.
Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc. Bỗng từ ruộng lúa có một luồng ánh sáng chói lòa, Bụt hiện lên hỏi:
- Vì sao con khóc?
Cô bé nghẹn ngào thưa:
- Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.
Bụt nói:
- Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất!
Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt:
- Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi mất. Mẹ con dặn: Đôi hoa tai này là vật quý của dòng họ…
Thấy cô ngập ngừng, Bụt giục cô nói tiếp.
- Mẹ con còn nhắc đến lời nguyền của dòng họ: Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.
- Vậy con không sợ bị trừng phạt sao?
- Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.
Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.
Bụt dặn:
- Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón cho lúa tốt.
Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé đụng vào một cây bèo bỗng hóa thành hai, đụng vào hai cây thành bốn… Rồi bèo cứ sinh sôi nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng.
Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé gặp Bụt, người bố cảm động nói với con: “Con đã vì dân làng, vì dòng họ mà hi sinh vật quý, dòng họ sẽ bỏ lời nguyềnvà thương yêu con mãi mãi!”. Đúng vậy, cô bé đã lớn lên trong tình yêu thương của bà con làng xóm. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo.
(Theo Phong Châu)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 5)
Câu 1. Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?
A- Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng
B- Vì nhớ thương người mẹ mới mất
C- Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi
D- Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng
A- Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản thân
B- Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ
C- Sẵn sàng chịu đựng sự trừng phạt của dòng họ
D- Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại
A- Đưa đôi hoa tai cho Bụt
B- Đưa cả giỏ cua cho Bụt
C- Ném cả giỏ cua xuống ruộng
D- Ném đôi hoa tai xuống ruộng
A- Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.
B- Có bèo dâu bón cho lúa tốt, hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.
C- Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.
D- Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.
A- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người.
B- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng.
C- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương.
D- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ.
“Vì chưng bác mẹ tôi nghèo,
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.”
Câu ca dao trên là câu ghép có quan hệ gì giữa các vế câu?
A. quan hệ nguyên nhân - kết quả.
B. quan hệ kết quả - nguyên nhân.
C. quan hệ điều kiện - kết quả.
D. quan hệ tương phản.